SANDPIPER, là thương hiệu máy bơm màng thuộc sở hữu của Warren Rupp, giữ vị trí hàng đầu trong thị trường máy bơm màng khí nén (AODD) với nhiều loại kích cỡ, cấu tạo và kiểu máy bơm nhất. Qua nhiều quá trình không ngừng đổi mới, kết hợp với chuyên môn kỹ thuật đẳng […]
Bơm màng là gì?
Chắc chắn một điều rằng, các bạn làm kỹ thuật trong các nhà máy về thực phẩm F&B hay hoá mỹ phẩm đều đã tiếp xúc qua và biết khá rõ về máy bơm màng này.
Vậy các ngành khác thì sao? Có sử dụng máy bơm màng hay không? Các bạn đừng lo. Sau khi hiểu được chúng rồi, thì chúng ta sẽ dễ dàng ứng dụng chúng vào hệ thống của chúng ta.
Vậy bơm màng là gì?
Máy bơm màng là một dạng máy bơm thể tích. Máy bơm này hoạt động bằng chuyển động qua lại của màng bằng cao su, Teflon,…và van, tích hợp trên bất kỳ mặt nào của màng ngăn để đẩy chất lỏng.
Các máy bơm này được sử dụng rộng rãi để xử lý nhiều loại chất lỏng trong nhiều ngành công nghiệp. Bơm màng có thể đẩy chất lỏng có độ nhớt cao, thấp hoặc trung bình. Chúng cũng có thể được sử dụng để xử lý nhiều hóa chất mạnh như axit vì chúng được lắp ráp với nhiều loại màng bơm và vật liệu buồng bơm thích hợp.
Về ngoại hình, chúng ta dễ nhận ra sự khác biệt của bơm màng so với các loại máy bơm khác trên thị trường. Các bạn tham khảo hình minh hoạ nhé!
Bơm màng tiếng Anh là gì
Trong các tài liệu tiếng Anh, bơm màng được gọi là diaphragm pump. Diaphragm pump là một dòng bơm có ứng dụng cực nhiều trong các ngành thực phẩm, hoá chất, dược phẩm…trên thế giới
Cấu tạo bơm màng
Các bạn để ý, mục trên mình có nói sơ sơ về phần cấu tạo của bơm màng rồi. Để cụ thể hơn. Chúng ta hãy nhìn hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn về cấu tạo của bơm màng nói chung nhé.
Quan sát hình ảnh chúng ta dễ thấy rằng chúng có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
-
- Màng bơm: Thường có cấu tạo từ cao su, PTFE, TEFLON…Chúng là bộ phận chuyển động chính để dịch chuyển luồng môi chất
- Cổng input/ output: Là cổng cấp môi chất và cổng cho luồng môi chất đi ra khỏi bơm
- Buồng bơm, hay còn gọi là thân bơm: Là lớp vỏ bảo vệ cơ cấu bên trong
- Van bi: Có nhiệm vụ đóng mở cửa van cho luồng môi chất di chuyển
- Bộ phận cấp khí nén: Nhiệm vụ chính để tác động lên màng bơm, làm cho màng bơm hoạt động
Nguyên lý bơm màng
Máy bơm màng hoạt động theo phương pháp lặp lại luân phiên giữa màng bơm và các van bi. Khi thiết bị được lắp đặt hoàn chỉnh trên hệ thống. Lực tác động lên màng bơm trái và phải (lực có thể sinh ra từ khí nén, cơ khí, thuỷ lực, nam chân từ…). Các cổng in/out được lắp đặt hoàn chỉnh.
Lúc này, màng bên trái sẽ co vào do lực tác động. Làm cho van bi dưới mở. Luồng môi chất được giải phóng đi qua màng. Ngay sau đó, lực tác động làm màng trái dãn ra. Đẩy môi chất đi lên qua van bi trên, và thoát ra đường ống qua cổng output. Hoạt động này diễn ra đồng thời cho màng bên phải và các van bi bên phải.
Chỉ cần có lực tác động lên màng bơm theo từng loại, thì bơm màng sẽ hoạt động liên tục tạo áp lực, đẩy môi chất thoát qua màng đi ra hệ thống ống dẫn.
Đây là cách đơn giản và dễ nhất để hiểu về cách hoạt động của bơm màng.
Các loại bơm màng
Thường thì bơm màng ở Việt Nam được biết đến nhiều nhất chính là bơm màng khí nén. Nhưng trên thực tế, bơm màng gồm các loại như:
Bơm màng khí nén
Đây là sự lựa chọn hàng đầu của dòng máy bơm màng. Máy bơm màng khí nén có hai buồng và van đầu vào – đầu ra ở mỗi buồng bơm. Do đó, nguồn cấp khí trong các máy bơm màng này có thể di chuyển từ buồng này sang buồng khác bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển có sẵn trong máy bơm. Khí nén tuần hoàn chuyển dịch từ buồng này sang buồng bơm khác, sẽ đẩy môi chất ra khỏi buồng bơm và đi vào đường ống xả. Đồng thời bơm đầy môi chất vào buồng kia. Bạn có thể điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng cách điều chỉnh áp suất khí của nó.
Máy bơm màng cơ khí
Chúng được vận hành bằng cách sử dụng một liên kết cơ học chuyển động dứt khoát và đơn giản, sẽ được gắn trực tiếp vào màng bơm của máy bơm. Máy bơm cơ học thường có cơ cấu bánh răng hoặc tay quay sẽ chuyển đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của liên kết. Lưu lượng của máy bơm màng cơ học sẽ được thay đổi bằng cách điều chỉnh tốc độ hoặc chiều dài hành trình tay đòn của máy bơm. Nói chung, các máy bơm này giống với máy bơm pít-tông và máy bơm piston.
Bơm màng thủy lực
Chúng có hai mặt đối lập của màng ngăn với một mặt chứa chất lỏng thủy lực trung gian, mặt kia chứa môi chất cần dịch chuyển. Môi chất sẽ được tạo áp suất bằng một pít-tông tác động lên màng bơm. Máy bơm màng thủy lực hoạt động giống như máy bơm cơ học, nhưng chất lỏng sẽ tiếp xúc với màng bơm thay vì cánh tay đòn. Chúng ta có thể điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng cách thay đổi tốc độ hoặc lượng chất lỏng thủy lực.
Bơm màng điện từ
Chúng bao gồm một động cơ điện điều chỉnh một nam châm điện từ. Khi máy bơm màng điện từ được kích hoạt, bộ điện từ tạo ra một lực từ tính sẽ tương tác với phần kim loại sắt từ của màng bơm và tạo ra hoạt động của màng bơm. Do đó môi chất bị tác động và dịch chuyển tạo thành dòng chảy liên tục qua buồng bơm. Thay đổi tốc độ của màng bơm sẽ điều chỉnh được lưu lượng của bơm điện từ.
Ưu điểm của máy bơm màng
Với sự đa dạng về chủng loại bơm màng. Chúng có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung khả năng và nguyên lý hoạt động của chúng là tương đương nhau, với các ưu điểm như:
-
- Ít xảy ra hỏng hóc
Dòng bơm này được sản xuất với công nghệ hiện đại, tiên tiến nên chất lượng cao và ít xảy ra hỏng hóc. Nếu quá trình bơm bị tắc đầu xả khiến áp suất tăng đột ngột bơm cũng không xảy ra hư hại. Vì nó sẽ tự động dừng để khi nào cổng xả của bơm vận hành lại mới hoạt động tiếp. Nhờ đó, tránh được các sự cố cũng như không gây nguy hiểm cho mọi người.
-
- Vật liệu sản xuất bơm có độ bền cao
Máy bơm màng dùng để bơm hóa chất được sản xuất từ vật liệu có độ bền tốt, chống ăn mòn cao.
Tuỳ chọn chống cháy nổ, độ an toàn cao nên thích hợp cho bơm hóa chất và những môi trường nghiêm ngặt về an toàn.
Màng bơm của máy có nhiều tuỳ chọn, có thể chịu được sự ăn mòn của hóa chất như axit…
-
- Khả năng tự mồi tốt
Một trong những lợi ích khác mà bơm màng mang lại là hoàn toàn tự mồi. Nghĩa là trong suốt quá trình hoạt động của bơm mọi người không phải bơm mồi cho thiết bị. Nó được thiết kế để tự hút, xả hóa chất một cách tự động. Vì vậy, vừa tiện lợi, hiệu quả lại vừa an toàn cho mọi người.
Ngoài ra, dòng bơm này cũng có thể chạy khô trong một khoảng thời gian nhất định mà không sinh nhiệt. Nhờ đó, không làm nóng bơm, không bị hư hỏng hay gặp sự cố.
Nhìn chung, khi lựa chọn và sử dụng bơm màng quý khách sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn. Thiết bị này giúp chúng ta tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí bảo trì sửa chữa. Cũng như đảm bảo được an toàn cho người lao động trong quá trình sử dụng.
Cách chọn máy bơm màng
Trước tiên, với các dòng bơm màng người ta thường dùng để bơm hóa chất, axit, dung môi, thực phẩm…Vì đặc điểm của chúng rất thích hợp làm việc với các chất ăn mòn hay yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
Ở Việt Nam chúng ta, thường phân loại và chia bơm màng theo dạng:
-
- Dựa vào vật liệu bơm: nhôm, inox hay nhựa…
- Cấu tạo màng bơm
- Dựa vào công suất
- Hình dáng hay nguồn gốc xuất xứ…
Cho nên việc chọn bơm màng cũng dựa trên những đặc điểm chính đó. Vậy, chọn bơm màng có khó không? Có những lưu ý gì khi bắt đầu chọn một máy bơm màng mới?
Đừng lo, mình sẽ giúp các bạn một số mẹo để có thể chọn được một máy bơm màng nhanh và đúng yêu cầu. Một số điểm lưu ý như sau:
-
- Xác định được môi chất cần bơm. Ví dụ như: hóa chất hay thực phẩm… để chọn được màng bơm và buồng bơm phù hợp
- Áp lực trên đường ống là bao nhiêu? lưu lượng cao hay thấp…để chọn đường kính ống dẫn màng bơm
- Dự tính công suất của máy là bao nhiêu?
- Sau đó chọn hãng sản xuất và nhà cung cấp thiết bị theo yêu cầu