Mã lực là gì?

Mã lực là sức ngựa

Nhắc đến “mã lực” người ta thường liên tưởng đến các động cơ, máy móc. Điều đó là không bàn cãi. Nhưng có ai hiểu mã lực là gì? Và tại sao lại gọi là mã lực chưa?

Mã lực là gì

Thời gian trước, mã lực được sử dụng để đo công suất của các thiết bị máy móc hay phương tiện. Nhưng theo thời gian, mã lực dần ít được sử dụng, và thay vào đó là các đơn vị thay thế như W hay Kw.

Nhìn chung theo hiểu biết từ xưa đến nay, mã lực được xem là “công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75 kilogram lên độ cao 1 mét trong khoảng thời gian là 1 giây.”

Mã lực là gì
Mã lực là gì

Mã lực tiếng Anh là gì

Mã lực được viết tắt là Hp với tên gọi tiếng Anh là Horsepower. Mã lực được nhà vật lý James Watt đưa ra lần đầu tiên vào năm 1782. Sau đó, mã lực được phát triển thêm một vài dạng khác nhau để phù hợp với một số ứng dụng.

Đến thời điểm này, ghi nhận có khoảng 4 loại mã lực phổ biến thường được sử dụng, bao gồm:

  • Mã lực cơ học ( là khái niệm mà James Watt đưa ra)
  • Mã lực hệ mét (Metric Horsepower)
  • Mã lực điện (Electrical Horsepower dùng trong ngành điện)
  • Mã lực nồi hơi (Boiler Horsepower)

Ví dụ: Như ngành công nghiệp xe hơi, mã lực cơ học và mã lực hệ mét được sử dụng để tính toán các thông số vật lý của động cơ.

Tại sao lại gọi là mã lực

Thuật ngữ ‘mã lực’ được đặt ra bởi nhà phát minh người Scotland James Watt, người thường được cho là đã phát minh ra động cơ hơi nước, mặc dù ông đã cải tiến công nghệ đáng kể.

Vấn đề là, làm thế nào anh ta có thể giới thiệu một sản phẩm quá mới mà không có cách chính xác để đo lường lợi ích mà nó mang lại?

Khi Watt mô phỏng lại các thiết kế động cơ hơi nước hiện có vào năm 1776 để cải thiện đáng kể hiệu suất và cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu (chủ yếu là chạy bằng than), ông cần một cách để bán khả năng của động cơ mới cho một thị trường vẫn đang sử dụng bằng sức ngựa. Vì vậy, ông đã tìm ra cách nào tốt hơn là chứng tỏ động cơ của mình tốt hơn bao nhiêu khi so sánh với các máy chạy bằng sức ngựa, chẳng hạn như máy xay ngũ cốc.

Đó là lý do tại sao Watt quan tâm đến những con ngựa làm việc kéo, đẩy và nâng tải nặng trong các nhà máy, xí nghiệp và hầm mỏ. Ông đang tìm cách để chứng minh động cơ hơi nước công nghiệp đặt tại chỗ của mình có thể dễ dàng vượt qua chúng.

Mã lực là sức ngựa
Mã lực là sức ngựa

Có phần phù hợp khi chính thiết bị mở ra cuộc cách mạng công nghiệp, cũng đã tạo ra một thuật ngữ “mã lực” mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Đơn vị mã lực là gì

Hay nói cách đúng hơn là, mã lực là đơn vị dùng để đo công suất. Đơn vị mà trước đó đã được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp.

Và như phần trên mình đã chia sẻ, mã lực được ký hiệu là Hp. Đơn vị mà chúng ta vẫn dùng để nói về công suất của động cơ, của máy điều hoà ngày nay.

1 hp = w

1 hp bằng bao nhiêu w? Trong chương trình vật lý phổ thông, chúng ta thường được dạy với 1 hp sẽ bằng 745w hay 1 hp = 745w. Nhưng trên thực tế, con số này có sự thay đổi ở mỗi quốc gia.

Ví dụ như Pháp, họ quy định rằng 1 hp = 736w. Và nước Anh họ lại sử dụng 1 hp bằng 746 watt.

Và đó là lý do vì sao, có quy ước thế giới rằng 1 hp = 736 đến 746 watt.

1 hp = kw

Cũng như trên. Sẽ có sự thay đổi về chuyển đổi giá trị của 2 loại đơn vị cùng chỉ về công suất này.

Ứng dụng sức ngựa
Ứng dụng sức ngựa

Lưu ý: 1kw được quy ước là 1000w. Chính vì thế, không có gì khó khăn khi chuyển đổi 1 hp bằng bao nhiêu kw.

Ví dụ: Ở Anh, 1hp = 0.746kw. Và ở Pháp, 1hp = 0.736kw. Vậy chúng ta có 1hp sẽ tương đương với 0.735kw đến 0.746kw.

Chính xác hơn chúng ta sẽ có:

  • 1 kW = 1,3596216173 mã lực (hệ mét)

Ví dụ: Chuyển đổi 15 mã lực (hệ mét) thành kW:

15 mã lực (hệ mét) = 15 × 0,73549875 kW = 11,03248125 kW

Theo đó, chúng ta có bảng chuyển đổi được lập sẵn như sau:

Horsepower (metric) Kilowatt [kW]
0.01 horsepower (metric) 0.0073549875 kW
0.1 horsepower (metric) 0.073549875 kW
1 horsepower (metric) 0.73549875 kW
2 horsepower (metric) 1.4709975 kW
3 horsepower (metric) 2.20649625 kW
5 horsepower (metric) 3.67749375 kW
10 horsepower (metric) 7.3549875 kW
20 horsepower (metric) 14.709975 kW
50 horsepower (metric) 36.7749375 kW
100 horsepower (metric) 73.549875 kW
1000 horsepower (metric) 735.49875 kW

Cách tính mã lực của motor

Mã lực là gì? Để tính mã lực của motor trước tiên bạn phải tìm ra dòng điện (I), hiệu suất (Eff) và điện áp (V) của động cơ. Điện áp của động cơ sẽ được biểu thị bằng vôn, cường độ dòng điện sẽ được biểu thị bằng amps và hiệu suất sẽ được biểu thị bằng phần trăm. 

Thường bạn có thể tìm được thông tin của động cơ trên nameplate sản phẩm. 

Sử dụng công thức (V * I * Eff) / 746 = HP, xác định mã lực của động cơ điện của bạn. Nhân hiệu điện thế, cường độ dòng điện và hiệu suất rồi chia kết quả cho 746. Ví dụ, công suất của động cơ 230v kéo 4 ampe và có hiệu suất 82% sẽ bằng 1 mã lực. 

Chuyển hiệu suất thành số thập phân trước khi tính toán. Ví dụ: hiệu suất 82% sẽ bằng 0,82.

Cách tính mã lực của motor
Cách tính mã lực của motor

1 mã lực bằng bao nhiêu cc

1 mã lực bằng bao nhiêu cc? Cách chuyển đổi cc sang mã lực là gì?

Mặc dù không có công thức cụ thể nào để chuyển đổi mã lực động cơ sang cc nhưng trung bình 1 mã lực bằng 16 cc. Và chúng có thể dao động trong khoảng từ 14 đến 17 cc.

Cách chuyển đổi mã lực sang cc

Sử dụng máy tính để nhân mã lực của động cơ với 16. Cụ thể, hãy xem từng bước Thái Khương hướng dẫn bên dưới:

Bước 1

Xác định mã lực tối đa của động cơ. Mã lực cực đại của động cơ thường được đo ở một mức vòng tua máy nhất định.

Bước 2

Bỏ con số vòng tua máy khỏi con số mã lực.

Ví dụ: Nếu động cơ của bạn đạt công suất 150 mã lực tại 6.000 vòng / phút, hãy loại con số 6.000 và sử dụng 150 cho phép tính của bạn.

Sử dụng máy tính để nhân mã lực của động cơ với 16.

Lúc này, ta sẽ có: 150 x 16 = 2.400 cc. Con số này thể hiện mã lực của động cơ tính theo phân khối.

Vậy trong ngành bơm, chúng ta thường dùng đơn vị nào để chỉ công suất bơm?

Các loại máy bơm nước
Các loại máy bơm nước

Câu trả lời là cả hai đơn vị Hp và WATT.

Tuỳ vào từng trường hợp hoặc thói quen hay quy định mà có thể gọi công suất bơm là 1hp, 2hp, 10hp hay 1000hp…Và cũng tương tự sẽ có người gọi là 1kw, 100kw hay 1000kw…

Để chuyển đổi giữa 2 đơn vị này, chúng ta sử dụng công thức ở đầu bài đã chia sẻ nhé!

Bài viết này, Thái Khương đã chia sẻ đến bạn mã lực là gì. Và cách để chuyển đổi mã lực sang các hệ đơn vị thông dụng khác.

Các bạn có góp ý hay chia sẻ, hãy để lại thông tin bên dưới nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *