Giếng khoan là gì? Cấu tạo giếng khoan như thế nào?

Giếng khoan là gì

Giếng khoan là gì? Cấu tạo giếng khoan như thế nào?

Giếng khoan trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều, và dày đặc hơn. Đó là do nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao của chúng ta, mặt khác là do mực nước ngầm ngày càng ít đi, dẫn đến các giếng đào cổ điển ngày xưa ngày càng cạn nước, và có những nơi, giếng đào khô nước hoàn toàn, không còn sử dụng được nữa.

Đó là lý do tại sao mà giếng khoan ra đời, và được sử dụng ngày càng phổ biến. Vậy cấu tạo giếng khoan như thế nào? Chúng có gì khác biệt với giếng đào mà chúng ta đã biết? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn.

Giếng khoan là gì

Khoảng 97% nước ngọt có sẵn trên thế giới là dưới lòng đất. Giếng khoan cung cấp nước ngầm cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân, cộng đồng, thành phố, công nghiệp, tưới tiêu cây trồng và nông nghiệp.

Giếng khoan là gì
Giếng khoan là gì

Một số giếng khai thác nước nóng hoặc tài nguyên địa nhiệt. Trong các trường hợp khác, một số giếng được khoan chỉ để nghiên cứu chất lượng hoặc số lượng nước: chúng được gọi là giếng quan trắc hoặc giếng quan sát.

Bất kể mục đích của nó là gì, giếng được định nghĩa là một lỗ nhân tạo trên bề mặt đất được tạo ra để tiếp cận chất lỏng. Nó thường có đường kính nhỏ, thường nhỏ hơn 3 mét và thường được đo bằng m. Giếng có thể được khoan để tìm kiếm nước, dầu hoặc khí tự nhiên.

Giếng khoan tuỳ theo địa chất từng khu vực mà sẽ có độ sâu khác nhau. Có thể chỉ 50 m hoặc lên đến vài trăm mét mới có nguồn nước sử dụng được.

Các loại giếng khoan

Thực tế trên thế giới có nhiều kiểu giếng khoan khác nhau. Nhưng tại Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là hai loại giếng khoan. Đó là:

  • Giếng khoan hút hồi
  • Giếng khoan hút trực tiếp

Với mỗi loại sẽ có đặc điểm cấu tạo hơi khác biệt nhau một chút, và sẽ được Thái Khương trình bày chi tiết hơn trong các phần tiếp theo ngay bên dưới đây.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại như:

  • Cấu tạo giếng khoan gia đình
  • Cấu tạo giếng khoan công nghiệp

Cấu tạo giếng khoan

Giếng khoan được cấu tạo bao gồm các thành phần chi tiết như sau:

Vỏ giếng: là cấu trúc hình ống được đặt trong giếng để duy trì độ mở của giếng từ nước ngầm lên bề mặt. Cùng với xi măng, vỏ giếng giữ bụi bẩn và nước dư thừa không xâm nhập vào lòng giếng. Điều này giúp ngăn chặn các chất gây ô nhiễm từ nước ngầm ít được mong muốn xâm nhập vào giếng và trộn với nước uống. Các vật liệu phổ biến nhất cho vỏ giếng là thép cacbon, nhựa và thép không gỉ. Thông thường cơ quan địa chất địa phương thường quy định loại ống có thể được sử dụng làm vò giếng.

Cấu tạo giếng khoan
Cấu tạo giếng khoan

Nắp giếng: được đặt trên nóc giếng để ngăn các mảnh vỡ, côn trùng hoặc động vật nhỏ chui vào giếng. Nắp giếng thường được làm bằng sắt hoặc nhựa, hoặc bạn có thể tự xây một cái hộp để bảo vệ giếng. Và tất nhiên, chúng phải có một lỗ thông hơi để kiểm soát áp suất trong lòng giếng.

Lưới giếng: được gắn vào đáy của vỏ để ngăn bùn cát xâm nhập vào lòng giếng. Các tấm chắn giếng phổ biến nhất là lưới dạng khe, ống có rãnh và ống đục lỗ…

Máy bơm hoả tiễn là loại máy bơm được sử dụng phổ biến nhất cho các giếng nông. Máy bơm hoả tiễn được gắn trên mặt đất và sử dụng lực hút để hút nước từ giếng.

Máy bơm chìm là loại máy bơm được sử dụng phổ biến nhất cho các giếng khoan sâu. Máy bơm được đặt bên trong và thả sâu xuống gần vỏ giếng và được nối với nguồn điện trên bề mặt.

Cấu tạo giếng khoan hút trực tiếp

Giếng khoan hút trực tiếp được cấu tạo gồm nhiều cấu trúc khác nhau hợp thành, nhưng tóm gọn bởi 2 bộ phận chính là:

Vỏ giếng

Vỏ giếng thì sẽ cần những thành phần như sau để tạo thành một thành vỏ giếng hoàn chỉnh:

  • Nhiều ống nhựa PVC có đường kính từ phi 48 đến phi 60
  • Côn thu
  • Mang xông
  • Ống lọc
  • Bịt lọc

Vỏ giếng để bảo vệ lòng giếng tốt nhất thì cần phải đặt sâu hơn so với mực nước ngầm 5 – 10 mét. Với khoảng hở giữa đất với vỏ giếng, chúng có thể dùng cát hay sỏi để chêm vào giữ cho vỏ ống được vững hơn.

giếng khoan dầu
giếng khoan dầu

Lòng giếng

Cấu tạo của lòng giếng cũng khá đơn giản, với các thành phần có bán sẵn trên thị trường như:

  • Ống hút phi 27, cần nhiều đoạn
  • Van 1 chiều lắp ở cuối ống hút
  • Mang xông
  • Co góc
  • Giắc co
  • Ren máy

Cấu tạo giếng khoan hút hồi

Nếu khu vực của bạn có đặc điểm nước tĩnh hơn 10m thì hãy thi công giếng khoan kiểu hút hồi. Xét cho cùng, thì cấu tạo giữ 2 loại giếng khoan này là giống nhau. Tức là, vẫn có 2 bộ phận chính:

Vỏ giếng

Vỏ giếng thì cấu tạo bao gồm các bộ phận như giếng khoan trực tiếp vậy, sẽ có:

  • Ống nhựa phi 48 đến phi 60
  • Côn thu
  • Măng xông
  • Ống lọc
  • Bịt lọc

Lòng giếng

Lòng giếng được cấu tạo bởi các thành phần tiêu chuẩn như:

  • Ống hút,
  • Van một chiều,
  • Côn thu,
  • Mang xông,
  • Cút,
  • Van điều áp

Máy bơm dùng cho giếng khoan

Có rất nhiều máy bơm có thể sử dụng được cho những loại giếng khoan kể trên. Nhưng phổ biến và hiệu quả hơn cả thì chỉ có máy bơm chìm là thoả mãn các tiêu chí đưa ra.

Máy bơm chìm
Máy bơm chìm

Vì sao? Vì bản thân máy bơm chìm sinh ra để phục vụ cho các loại giếng khoan sâu như thế này.

Chúng có cột áp cao và công suất lớn để đẩy được nước từ sâu trong lòng đất đi lên mặt đất, cho chúng ta sử dụng.

Làm sao để lựa chọn được một máy bơm chìm tốt cho giếng khoan?

Có rất nhiều thông số kỹ thuật cần xem xét khi lựa chọn máy bơm chìm. Chọn đúng máy bơm là điều tối quan trọng trong việc tối ưu hóa tính hiệu quả của hệ thống. Đầu tiên và quan trọng nhất, máy bơm chìm được lựa chọn dựa trên loại máy bơm và ứng dụng.

  • Tiếp theo, lưu lượng xả lớn nhất phải được xác định.
  • Cột áp được sử dụng để xác định lưu lượng tối đa của máy bơm chìm.
  • Khi đó, cần phải xem xét áp suất xả tối đa của bơm. Điều này liên quan đến lượng áp suất lớn nhất mà máy bơm có thể xử lý.
Khoan giếng công nghiệp
Khoan giếng công nghiệp

Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến công suất máy bơm chìm. Cổng xả, đường ống xả của bơm chìm cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.

Qua bài viết này, các bạn đã nắm được cấu tạo giếng khoan cơ bản là như thế nào rồi. Và biết được cách chọn dòng bơm chìm dùng cho giếng khoan thì phải xem xét những thông số nào.

Ngoài ra, các dòng máy bơm chìm công nghiệp còn được sử dụng cho các giếng khoan dầu, có chức năng hút được lưu chất lẫn rắn, độ nhớt cao…

Các bạn có nhu cầu tư vấn về máy bơm chìm xử lý lưu chất, thì hãy liên hệ ngay với Thái Khương để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!