Bơm tăng áp | Khi nào cần dùng máy bơm tăng áp?

Máy bơm tăng áp giúp tăng áp lực và khối lượng nước chảy ra từ vòi hoặc đầu vòi sen của bạn. Cuộc sống với áp lực nước thấp là một điều phiền toái. Nếu bạn đã từng cố gắng tắm dưới một tia nước nhỏ và phải xoay người theo vòng tròn chỉ để làm ướt, thì bạn biết lợi ích của bơm tăng áp là như thế nào rồi đó!

Áp lực nước thấp có thể khiến các công việc đơn giản như tắm hoặc đánh răng trở nên phức tạp, nhưng máy bơm tăng áp có thể là giải pháp hoàn hảo.

Bơm tăng áp là gì

Bơm tăng áp là gì? Bơm tăng áp được hiểu là thiết bị dùng để tăng áp lực cho các nguồn nước yếu. Nó tạo sự gia tăng cần thiết để đưa áp lực nước của bạn đến mức mong muốn. Máy bơm tăng áp tạo áp lực để di chuyển nước từ bể chứa hoặc toàn bộ ngôi nhà hoặc cơ sở sản xuất. Với tên gọi cũng đã nói lên được phần nào chức năng chính của dòng bơm này.

Bơm tăng áp là gì
Bơm tăng áp là gì

Hiểu rộng hơn, máy bơm tăng áp là một máy sẽ làm tăng áp suất của lưu chất. Chúng có thể được sử dụng với chất lỏng hoặc khí, và các chi tiết cấu tạo sẽ khác nhau tùy thuộc vào lưu chất.

Bơm tăng áp khí tương tự như máy nén khí, nhưng nói chung là một cơ chế đơn giản hơn, thường chỉ có một giai đoạn nén và được sử dụng để tăng áp suất của khí cao hơn áp suất môi trường. Bơm tăng áp có thể được sử dụng để tăng áp suất khí, chuyển khí áp suất cao, nạp bình khí…

Cấu tạo máy bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp gồm những thành phần nào?

Hầu hết các máy bơm tăng áp nước, bất kể nhà sản xuất nào đều chứa các thành phần cốt lõi giống nhau:

    • Động cơ
    • Cánh quạt
    • Đầu vào và đầu ra
    • Thiết bị cảm biến áp suất hoặc lưu lượng

Máy bơm tăng áp có một bánh công tác làm nhiệm vụ di chuyển nước đi vào qua đầu vào và thoát ra ngoài qua cửa ra.

Cấu tạo bơm tăng áp mini
Cấu tạo bơm tăng áp mini

Một động cơ làm cho cánh quạt quay. Máy bơm tăng áp khác nhau tùy theo cách chúng hút nước vào và đẩy nước ra. Một số máy bơm tăng áp nước sử dụng cánh quạt quay, trong khi một số khác sử dụng màng dao động.

Nguyên lý bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp làm tăng áp lực nước và trong nhiều trường hợp, cải thiện tốc độ dòng chảy. Máy bơm tăng áp hoạt động giống như một chiếc quạt. Quạt có các cánh quay xung quanh để tăng chuyển động của không khí và máy bơm tăng áp có cánh quạt bên trong để tăng lưu lượng và áp suất nước theo cùng một kiểu.

Máy bơm tăng áp còn có thể hiểu là loại máy bơm ly tâm với các cánh bơm có tác dụng kéo nước vào và tăng áp suất khi nó đi qua. Cánh quạt quay trên một trục kéo nước vào. Khi nước vào, các cánh cong của cánh quạt quay và đẩy nước ra ngoài bằng lực ly tâm.

Sơ đồ bơm tăng áp
Sơ đồ bơm tăng áp

Các loại máy bơm tăng áp

Có nhiều cách phân loại máy bơm tăng áp, nhưng phổ biến nhất là 2 cách Thái Khương trình bày như dưới đây!

Phân loại theo cánh bơm, chúng ta có:

Máy bơm đơn tầng cánh

  • Bao gồm một cánh quạt duy nhất
  • Được sử dụng ở những nơi cần ít áp lực hơn

Máy bơm tăng áp đa tầng cánh

  • Bao gồm nhiều cánh quạt cho các ứng dụng áp suất cao
  • Được sử dụng để dẫn nước qua các đường ống dẫn rộng và các tòa nhà nhiều tầng

Tiếp theo, người ta sẽ phân loại theo mục đích sử dụng, chúng ta sẽ có 2 trường hợp sau:

Máy bơm tăng áp gia đình

Một máy bơm tăng áp nước duy nhất có thể tăng áp lực nước trong toàn bộ ngôi nhà. Đôi khi, người sử dụng nước giếng muốn tăng lưu lượng từ giếng đến nhà của họ. Các giếng không sản sinh đủ nước để đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Máy tăng áp kéo nước từ bể chứa nước giếng để tạo áp lực cho nước trong nhà.

Máy bơm tăng áp gia đình
Máy bơm tăng áp gia đình

Với các bồn chứa nước không được đặt ở độ cao đủ tốt, để tạo ra áp lực cần thiết cho nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình. Thì việc trang bị máy bơm tăng áp sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề nói trên. Máy bơm tăng áp sẽ tự động hoạt động và tự động ngắt khi chúng ta mở hoặc ngắt nguồn nước tại vòi…

Bơm tăng áp công nghiệp

Trong công nghiệp, bơm tăng áp giúp giải quyết các vấn đề về áp lực nước trong nhu cầu sử dụng nước nhiều trong khuôn viên nhà máy. Với các nhà máy rộng lớn, nhu cầu tăng áp lực nước và lưu lượng nước là một nhu cầu tối quan trọng.

Vấn đề khi nước cũng là một nguyên liệu hay nhân tố hỗ trợ sản xuất thì việc sử dụng máy tăng áp còn giúp nâng cao hiệu suất của nhà máy sản xuất. Ví dụ như ngành F&B hay dệt nhuộm…

Máy bơm tăng áp công nghiệp
Máy bơm tăng áp công nghiệp

Nguyên nhân gây ra áp lực nước thấp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng áp lực nước thấp, trong nội dung này, Thái Khương sẽ chia sẻ với bạn đọc 05 nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất. Cụ thể như sau:

Trọng lực

Lực hấp dẫn có thể dẫn động hoặc làm chậm dòng nước. Độ cao nơi phải chuyển nước càng cao thì áp lực nước càng giảm. Chưa kể, nếu nước di chuyển lên dốc hoặc lên nhiều tầng, trọng lực sẽ kéo nó xuống ngay lập tức. Các tòa nhà thấp hơn nguồn nước cấp thì có thể không gặp phải vấn đề tương tự. Các tòa nhà chọc trời, khu chung cư, nhà ở và cơ sở kinh doanh có nhiều tầng cần một máy bơm tăng áp lớn để chuyển nước lên nhiều tầng.

Khoảng cách từ nguồn nước

Khoảng cách từ nguồn nước và kích thước của đường ống nước ảnh hưởng đến áp lực nước. Nếu nhà hoặc cơ sở sản xuất của bạn nằm ở cuối đường cấp nước, lưu lượng nước có thể thấp vào thời điểm nó đến bạn. Và, nếu đường ống nước của bạn quá nhỏ, thì chỉ có một lượng nước nhỏ chạy qua.

Nguồn nước cách xa
Nguồn nước cách xa

Áp lực nước từ nguồn cấp thấp

Ngôi nhà hay cơ sở sản xuất của bạn vẫn có áp lực nước thấp dù đã kiểm tra đường ống. Đôi khi lưu lượng nước thấp là do nước có áp suất thấp từ nhà máy nước địa phương của bạn.

Hệ thống xử lý nước bổ sung

Hệ thống xử lý nước bổ sung hoặc các thiết bị xử lý nước khác trong nhà mang lại nguồn nước ngọt, nhưng có thể làm giảm áp lực nước. Thêm một máy bơm tăng áp ở đầu ra có thể khôi phục áp lực nước nếu cần thiết.

Sự cố hệ thống ống nước

Nếu áp suất nước thấp là kết quả của trọng lực, phương tiện giao thông hoặc các hệ thống xử lý bổ sung,..thì bơm tăng áp nước có thể khắc phục sự cố. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là các vấn đề về hệ thống ống nước. Hãy kiểm tra hệ thống ống nước của bạn. Các đường ống có thể bị tắc hoặc cần điều chỉnh van giảm áp, trước khi mua máy tăng áp lực nước.

Khi nào cần dùng bơm tăng áp

Tôi có cần bơm tăng áp không? Là câu hỏi mà rất nhiều người đang tự hỏi và tìm câu trả lời!

Nếu bạn gặp áp lực nước thấp không phải do rò rỉ hoặc bạn cần tăng áp lực nước cho một ứng dụng nào đó thì máy bơm tăng áp là lựa chọn tốt nhất.

Máy bơm nước tăng áp sẽ tăng cường áp suất và tốc độ dòng chảy?

Máy bơm tăng áp làm tăng áp lực nước, buộc nước phải chảy với tốc độ nhanh hơn qua các đường ống dẫn nước. Nhưng cần lưu ý: Khi áp suất cần thiết để di chuyển nước tăng, tốc độ dòng chảy giảm.

Một ví dụ khá hay và dễ hiểu, đó là: Hãy nghĩ về việc đặt ngón tay cái của bạn trên một cái vòi. Khi bạn làm vậy, nước chảy ra với áp suất cao hơn, nhưng tốc độ dòng chảy bị hạn chế do ngón tay cái của bạn. Máy bơm tăng áp hoạt động theo kiểu đó. Nó cung cấp nhiều nước nhất với tốc độ dòng chảy lớn nhất dưới áp suất thấp.

Nếu nước di chuyển ra khỏi máy bơm mà không có bất kỳ loại hạn chế nào, nó sẽ di chuyển với tốc độ dòng chảy lớn hơn. Nhưng khi một máy bơm được lắp đặt vào hệ thống ống nước, nơi nước phải di chuyển lên dốc quanh các khúc cua trong ống, thì tốc độ dòng chảy chậm hơn và áp suất từ máy bơm cao hơn.

Khi nào cần dùng bơm tăng áp?
Khi nào cần dùng bơm tăng áp?

Tại sao máy bơm tăng áp không chạy

Các nguyên nhân làm cho máy bơm tăng áp không chạy thì cũng có nhiều, nhưng chủ yếu rơi vào các tình huống dưới đây:

  • Mất nguồn điện do đứt dây điện
  • Công tắc dòng chảy bị hư hỏng, hoạt động sai
  • Áp lực nước trên đường ống đã đủ
  • Bơm bị cháy
  • Cánh quạt bơm bị kẹt…

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, chúng ta cần kiểm tra tổng quát và loại trừ lần lượt các nguyên nhân để tìm ra cách khắc phục hiệu quả.

Tại sao máy bơm tăng áp chạy liên tục

Đây cũng là một trong 2 tình huống phổ biến khi sử dụng các dòng máy bơm tăng áp. Tương tự như trên, thì cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bơm tăng áp chạy liên tục:

  • Công tắc dòng chảy bị hỏng
  • Cảm biến áp suất nước hư hỏng, báo sai
  • Hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt gây thấp áp liên tục
  • Sử dụng nước liên tục…

Vẫn là phải kiểm tra tổng quát và loại trừ nguyên nhân để tìm hướng khắc phục cho tình huống này!

Ứng dụng của bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp làm tăng lưu lượng nước thấp trong hệ thống nước hoặc thiết bị công nghiệp và vận chuyển nước từ hồ, ao, hoặc bể chứa để sử dụng trong gia đình hoặc tòa nhà thương mại.

Một hộ gia đình không nhận đủ áp lực từ nguồn cấp nước thành phố sẽ cần một máy bơm để tăng áp lực nước thấp.

Một khách sạn cần một máy bơm tăng áp lớn để đưa nước đến tận tầng trên cùng.

Máy bơm tăng áp cũng được sử dụng để tái tạo áp suất nước từ bể chứa và đưa đến vòi khắp nhà. Ví dụ, trong hệ thống thu trữ nước mưa trong bể chứa. Để sử dụng nó để dội nhà vệ sinh hoặc giặt giũ, nước phải được bơm từ bể chứa và vào nhà. Bạn sẽ sử dụng một máy bơm tăng áp để di chuyển nước.

Ứng dụng bơm tăng áp
Ứng dụng bơm tăng áp

Bơm bù áp còn được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng như:

  • Trạm cấp nước nông nghiệp, thủy lợi
  • Hệ thống làm mát, điều hòa không khí
  • Trạm bơm cứu hỏa
  • Nhà máy thủy điện,…

Giá máy bơm tăng áp

Bơm tăng áp hay bơm bù áp là dòng bơm rất phổ biến và thông dụng. Chính vì thế, có rất nhiều hãng tham gia vào thị trường cung cấp các dòng bơm tăng áp.

Đây cũng là lý do gây nên tình trạng loạn giá các dòng bơm tăng áp.

Nếu các bạn chỉ có nhu cầu sử dụng cá nhân, hãy mua loại bơm chính hãng đến từ Châu Á như Nhật, Hàn, China… để tiết giảm chi phí đầu tư.

Nhưng khi sử dụng trong các hệ thống lớn, các nhà máy sản xuất, hay trạm cấp nước PCCC… thì chúng ta cần phải xem xét đến yếu tố hoạt động, thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm…trước khi xem xét đến giá máy bơm tăng áp. Vì các dòng bơm tăng áp lớn, chất lượng cao có xuất xứ từ EU, UK…thì giá không hề rẻ.

Khi có nhu cầu về bơm tăng áp, bơm cao áp,… các bạn liên hệ ngay với Thái Khương để được tư vấn hỗ trợ nhé! Với kinh nghiệm 16 năm trong nghề, Thái Khương Pumps tự tin sẽ đáp ứng toàn vẹn nhu cầu của bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *