Dây dẫn điện – Các ký hiệu dây điện bạn phải biết

Dây dẫn điện đâu đâu cũng thấy, thiết bị điện nào cũng có? Có mấy loại dây dẫn điện công nghiệp? Những ký hiệu trên dây dẫn điện có ý nghĩa như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn.

Dây dẫn điện là gì

Dây dẫn điện là loại dây dẫn đặc biệt, bên trong là lõi kim loại, bên ngoài là lớp bọc bằng nhựa cách điện. Chúng là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống truyền dẫn điện. Dây dẫn điện xuất hiện xung quanh chúng ta, từ thiết bị sạc pin, dây dẫn điện cho bón đèn, máy lạnh, quạt máy, tivi …

Dây dẫn điện có nhiều loại với kích thước cũng như chức năng khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo phân loại dưới đây nhé!

Các loại dây dẫn điện và thông số kỹ thuật

Dây điện có nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại được sử dụng cho từng ứng dụng khác nhau. Chúng phụ thuộc vào tính toán chọn dây dẫn điện của các bạn kỹ thuật. Sau đây là một số loại dây dẫn điện phổ biến nhất mà chúng ta có thể đã và đang bắt gặp chúng hàng ngày.

Các loại dây dẫn điện
Các loại dây dẫn điện

Dây dẫn điện đơn

Dây dẫn điện đơn là loại dây điện chỉ có một dây. Chúng thường được dùng phổ biến trong hệ thống điện gia đình. Ví dụ như dây dẫn nguồn máy lạnh, dây nguồn máy bơm nước…

Dây dẫn điện đơn cũng có hai loại:

    • Dây dẫn điện đơn cứng: Chỉ có một lõi kim loại cứng bên trong, vỏ cách điện bằng nhựa PVC
    • Dây dẫn điện đơn mềm: Có thể là một lõi kim loại mềm hoặc nhiều lõi được tết lại với nhau. Lớp vỏ cách điện bằng nhựa PVC.

Loại vật liệu phổ biến của lõi dây điện này thường là nhôm hoặc đồng. Với tiết diện thông thường nhỏ hơn 10mm²

Dây dẫn điện đôi

Dây dẫn điện đôi là loại dây phổ biến nhất, chúng dùng là dây nguồn cho các thiết bị điện, là dây đi bóng đèn trong dân dụng cũng như công nghiệp

Cấu tạo dây điện đôi bao gồm nhiều lõi dây bằng đồng gộp lại với nhau, mỗi lõi có đường kính không quá 0.2 mm. Dây điện đôi thường có lõi mềm nên việc thi công chúng cũng khá dàng hơn so với lõi cứng.

Dây điện lõi cứng
Dây điện lõi cứng

Dây dẫn điện xoắn

Dây dẫn điện xoắn là loại có cấu tạo gồm hai hay nhiều lớp dây cách điện xoắn lại với nhau. Cụ thể hơn, chúng bao gồm bốn lớp: lớp ruột, lớp bọc ruột, lớp bện cotton, và sau cùng là lớp vải bọc cotton.

Là loại dây điện mang tính an toàn cao, nên chúng được sử dụng làm dây nguồn cho khá nhiều thiết bị chịu nhiệt như nồi cơm điện, bàn ủi điện, các thiết bị cơ điện như máy hàn, máy cắt sắt, máy khoan điện…

Dây cáp điện

Dây cáp điện là loại dây chúng ta thường gặp ngoài đường, trên các cột điện. Chúng thường có tiết diện lớn và nhiều lớp cách điện chắc chắn.

Cấu tạo dây cáp điện bao gồm nhiều lõi dây đồng kết hợp lại với nhau. Vỏ chúng thường là cao su lưu hoá kết hợp với PVC để gia tăng tính an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra chúng còn là dây dẫn nguồn cho nhiều hệ thống máy móc trong nhà máy. Ví dụ như dùng làm dây nguồn cấp cho các máy bơm xử lý nước thải, nguồn cấp cho máy bơm nước cấp, máy bơm định lượng hoá chất trong sản xuất…

Dây cáp điện có bọc giáp

Dây cáp điện bọc giáp thường sử dụng để cung cấp điện cho các hệ thống máy móc lớn. Chúng được thiết kế với nhiều lớp cách điện với vật liệu tốt và bọc bên ngoài bằng bằng một lớp kẽm, nhôm, hoặc ruban.

Dây cáp điện bọc giáp
Dây cáp điện bọc giáp

Với loại cáp điện bọc giáp, sẽ có nhiều sự lựa chọn cho chúng ta:

Ví dụ như:

    • Với tiết diện dây < 5mm² thì mật độ dòng điện sẽ là 5A/mm²
    • Với tiết diện dây nằm khoảng 6 đến 15mm² thì có mật độ dòng điện phù hợp là 4A/mm²
    • Tiết diện dây từ 16 đến 50mm² thì mật độ dòng điện sẽ là 3A/mm²
    • Khi tiết diện dây từ 51 đến 100mm² có mật độ dòng điện là 2A/mm²
    • Với tiết diện dây nằm khoảng 101 đến 200mm² thì mật độ dòng điện là 1,5A/mm²
    • Và tiết diện dây trên 200mm² thì có mật độ dòng điện là 1A/mm²

Các ký hiệu dây dẫn điện bạn phải biết

Trên mỗi dây dẫn điện đều được nhà sản xuất in rất nhiều ký hiệu, vậy chúng là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Nội dung này, Thái Khương sẽ đem đến cho bạn câu trả lời. Chúng ta cùng điểm qua các ký hiệu phổ biến trên dây dẫn điện nhé!

Việc biết được và hiểu được ý nghĩa của các dây dẫn điện này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn và tính toán chọn dây cho hệ thống điện.

Cùng tìm hiểu thôi nào!

Bảng mô tả các ký hiệu của dây dẫn điện:

Ký hiệu Ý nghĩa
Cu Ký hiệu của vật liệu đồng
AL Ký hiệu của vật liệu nhôm
ABC Cáp nhôm vặn xoắn
LSFH Cáp ít khói, không độc tố
PVC Ký hiệu cho vật liệu nhựa tổng hợp Polyvinyl hloride
XLPE

 

Ký hiệu cho chất cách điện giữa các pha của dây điện, cáp điện (dây dẫn điện 1 pha thường không có kí hiệu này)
XLPE-SB Lớp bọc lưới đồng chống nhiễu
DSTA

 

Phần giáp hai lớp bằng nhôm (áp dụng với cáp 1 lõi)
E Lớp tiếp địa
20A Dòng điện 20 ampe là mức tối đa
1P, 2P, 3P Tương ứng 1 pha, 2 pha, 3 pha
MCCB

 

CB khối được dùng để cắt mạch lớn tối đa là 80KA (đối với điện dân dụng là aptômat tổng)
MCB

 

CB tép dùng để ngắt các dòng nhỏ tối đa là 10KA (dành cho các tầng có tải trọng thấp)

Lưu ý khi chọn dây dẫn điện

Để chọn được đúng loại dây điện cần dùng, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

  • Dây dẫn điện hiện được rất nhiều công ty trong nước sản xuất và gia công. Điều này không tránh khỏi chất lượng gia công của các đơn vị nhỏ không chất lượng, lõi đồng không nguyên chất… Vì thế, điều đầu tiên là phải chọn thương hiệu uy tín.
  • Chọn đúng tiết diện dây đã tính toán trên phần mềm. Việc chọn sai sẽ gây ảnh hưởng đến lớp cách điện do sinh nhiệt quá mức. Hoặc sẽ làm tiêu tốn điện năng truyền dẫn hơn do dây dẫn quá to.
  • Chọn dây dẫn điện khác màu nhau cho các pha khác nhau. Và cần phải có dây nối đất thiết bị với màu quy ước là vàng sọc xanh lá.
  • Tuỳ theo ứng dụng mà chọn loại dây lõi đồng hay nhôm, dây mềm hay cứng, dây đơn hay đa lõi để tối ưu nhất trong chi phí cũng như hiệu suất truyền dẫn.
Chọn dây cáp điện có khó không?
Chọn dây cáp điện có khó không?

Việc chọn dây xong cần phải đảm bảo điều kiện hoạt động của dây với các điểm lưu ý sau:

  • Cần có thiết bị đóng cắt, quá nhiệt… bảo vệ cho từng nhánh dây dẫn phân phối điện
  • Điều kiện đi dây dẫn điện phải đảm bảo khô ráo, cách xa nguồn nước và nguồn nhiệt cao.
  • Nên nối dây dẫn điện tại hộp đầu nối. Mối nối phải tiếp xúc tốt và chịu được lực cơ học.
  • Khi phải đi dây dẫn điện ngầm cho các công trình như: móng nhà, tường nhà, trần nhà ở hay văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp… Cần sử dụng ống, ruột gà hoặc ống PVC để đi dây.

Thái Khương đã chia sẻ đến các bạn thông tin hữu ích nhất về chủ đề dây dẫn điện. Các bạn tham khảo hay có đóng góp thêm cho bài viết, hãy liên hệ với Thái Khương nhé!