Timer – Timer là gì – Tại sao phải dùng timer?

Timer là gì? Đã bao giờ bạn nhìn thấy thiết bị timer trên mạch điện chưa? Chức năng của timer là gì? Chúng còn có tên gọi gì khác trong thực tế?

Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi đó cho bạn!

Timer là gì

Timer là gì? Timer là một thiết bị điện tự động rất phổ biến. Thiết bị này ra đời giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề như giải phóng nhân công, tự động hoá mạch điều khiển…

Timer là gì
Timer là gì

Timer được biết đến với rất nhiều tên gọi như: bộ định thời, rơ re thời gian, rơ le định thời, công tắc thời gian, bộ đặt thời gian…

Timer là một thiết bị điều khiển, sau một khoảng thời gian xác định trước, sẽ tự động khởi động hoặc dừng một hệ thống, máy móc hoặc thiết bị được sử dụng trong công nghiệp hoặc gia đình.

Mô hình timer mà ở gần bạn nhất nhưng bạn ít để ý nhất đó chính là bộ hẹn giờ trên máy quạt của bạn. Khi bạn đặt thời gian tắt cho máy quạt tức là bạn đang sử dụng bộ timer đó. Sau thời gian đặt, timer tác động làm ngắt tiếp điểm cấp nguồn cho quạt, làm quạt ngừng hoạt động.

Cấu tạo timer rơ le thời gian

Cấu tạo timer rơ le thời gian cũng không quá phức tạp. Chúng là sự kết hợp của các tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở và bộ định thời gian (có thể là bằng cơ analog hoặc bằng kỹ thuật số digital)

Các bạn quan sát hình ảnh minh hoạ bên dưới để nắm rõ hơn về cấu tạo của bộ định thời timer này nhé!

Nguyên lý hoạt động timer

Timer định thời
Timer định thời

Nguyên lý hoạt động của relay timer được chia làm hai trường hợp riêng biệt, phụ thuộc vào hoạc động của bộ định thời. Đó là:

    • Timer on delay
    • Off delay timer

Cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng trường hợp để hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của chúng nhé!

Timer on delay

Trong trường hợp này, khi cuộn dây được cấp nguồn, thì trạng thái các tiếp điểm trên timer sẽ:

    • Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
    • Tiếp điểm định thời sẽ không đóng lại ngay như tiếp điểm không định thời ở trên, mà sẽ trải qua một khoảng thời gian như chúng ta cài đặt mới đóng lại và đồng thời duy trì trạng thái đó.

Khi ngắt nguồn điện cấp cho bộ định thời timer, thì toàn bộ các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.

Off delay timer

Ngược lại với timer on delay, trường hợp này khi cuộn dây được cấp điện, thì các tiếp điểm trên timer sẽ:

    • Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
    • Tiếp điểm định thời sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng như các tiếp điểm trên.

Khi ngắt nguồn cấp cho cuộn dây, các tiếp điểm không định thời bị ngắt, nhưng các tiếp điểm định thời vẫn hoạt động cho đến một khoảng thời gian được đặt trước sau đó mới ngắt.

Ví dụ: Trên mạch điều khiển đèn chiếu sáng hành lang, khi chúng ta đặt thời gian định thời đèn sẽ duy trì chiếu sáng trong 1 phút rồi tắt. Kết hợp với cảm biến phát hiện người, khi có người đi đến cảm biến kích hoạt cho bộ timer hoạt động, bộ timer làm cho đèn sáng và bắt đầu đếm thời gian, khi hết 1 phút, đèn sẽ ngắt không sáng nữa.

Ví dụ timer điều khiển đèn
Ví dụ timer điều khiển đèn

Phân loại rơ le thời gian

Hiện tại, trên thị trường đang có hai loại timer định thời khác nhau, dựa trên công nghệ chế tạo của chúng như sau:

Timer analog

Bộ đếm thời gian bằng tay, kim rất giống với việc cài đặt đồng hồ hoặc sử dụng núm chỉnh giờ trên quạt máy gia đình. Thiết kế cơ học có lò xo giúp theo dõi thời gian.

Một số nhà cung cấp cho bạn tùy chọn đặt bao nhiêu khoảng thời gian bật / tắt tùy thích trong khoảng thời gian 24 giờ. Một số bộ hẹn giờ khác giới hạn thời gian hoạt động tối đa là 60 phút.

Timer dạng analog
Timer dạng analog

Thiết kế cơ khí đảm bảo rằng mạch sẽ được cắt hoàn toàn vào thời gian quy định.

Bộ đếm thời gian cơ học bền, đáng tin cậy và tiện lợi. Do độ bền và tính đơn giản của chúng, bộ hẹn giờ cơ học, dây quấn lò xo thường được sử dụng cho đèn chiếu sáng, quạt trần, thiết bị gia dụng, đèn sưởi phòng tắm, phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng và hồ bơi.

Timer kỹ thuật số

Bộ hẹn giờ có thể lập trình cho phép bạn đặt công tắc để bật và tắt vào những thời điểm cụ thể. Chúng tương tự như một số bộ hẹn giờ cơ học vì chúng có thể có nhiều chu kỳ bật / tắt trong khoảng thời gian 24 giờ, nhưng chúng có thể được lên lịch cho hơn một ngày.

Với timer digital bạn có thể đặt lịch trình 7 ngày với thời gian bật / tắt chính xác.

Timer kỹ thuật số
Timer kỹ thuật số

Ngoài ra còn có các bộ hẹn giờ kỹ thuật số “thông minh” cho phép bạn sử dụng điện thoại thông minh của mình như một thiết bị điều khiển từ xa để đặt bộ hẹn giờ, bật / tắt đèn và hơn thế nữa. Nhiều người có thể ghép nối với Alexa hoặc Google Home để điều khiển bằng giọng nói.

Chúng dần là thiết bị thay thế cho bộ định thời analog vì độ chính xác cao và hoạt

Sơ đồ chân rơ le thời gian timer

Hình ảnh bên dưới minh hoạ cho sơ đồ chân của một thiết bị timer relay thời gian trong thực tế.

Chúng thường có hơn hai bộ tiếp điểm thường đóng/ thường mở.

Với các tiếp điểm này, chúng ta có thể thiết kế nhiều mạch điện cho nhiều ứng dụng khác nhau trong thực tiễn.

Sơ đồ chân relay thời gian
Sơ đồ chân relay thời gian

Công dụng của timer

Timer là một thiết bị điện rất hữu ích cho các mạch cần tự đồng điều khiển. Chúng hỗ trợ chúng ta giải quyết các bài toán thiếu nhân sự trong việc đóng cắt cho thiết bị hay hệ thống hoạt động.

Ví dụ:

    • Mạch định thời điều khiển chiếu sáng như nội dung trên.
    • Mạch định thời điều khiển hoạt động cho máy bơm nước ứng dụng trong đời sống dân dụng, trong nuôi trồng thuỷ hải sản, trong hệ thống tưới tiêu tự động…
  • Ứng dụng timer điều khiển motor bơm nước
    Ứng dụng timer điều khiển motor bơm nước
    • Hệ thống điều khiển định thời đóng mở các van công nghiệp một cách tự động.
    • Ngoài ra, chúng còn là thành phần trong hệ thống chuyển mạch tự động trong các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.

Tóm lại, là một thiết bị rơ le cơ bản nhưng có thêm chức năng định thời tiên tiến. Thiết bị ngày càng góp phần cho việc tự động hoá trong các mạch điện đơn giản mà không cần đến những thiết bị lập trình thông minh và đắt tiền khác như PLC hay vi điều khiển…