Nếu bạn đã quen thuộc với tự động hóa công nghiệp, bạn có thể đã nghe nói về PLC. Vậy, PLC là gì và tại sao chúng lại quan trọng như vậy trong thế giới tự động hóa?
PLC là gì
PLC là các máy tính công nghiệp được sử dụng để điều khiển các quá trình cơ điện khác nhau để sử dụng trong sản xuất, nhà máy hoặc các môi trường tự động hóa khác.
PLC khác nhau về kích thước và hình thức. Một số đủ nhỏ để vừa với túi của bạn trong khi một số khác đủ lớn để yêu cầu giá đỡ hạng nặng của riêng chúng để lắp. Một số PLC có thể được tùy chỉnh với mặt sau và mô-đun chức năng để phù hợp với các loại ứng dụng công nghiệp khác nhau.
PLC được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau vì chúng nhanh, dễ vận hành và được coi là dễ lập trình. PLC có thể được lập trình theo một số cách, từ logic bậc thang, dựa trên rơ le cơ điện, đến các ngôn ngữ lập trình được điều chỉnh đặc biệt của BASIC và C,…
PLC là viết tắt của từ gì
PLC là viết tắt của “Programmable Logic Controller”. PLC là một máy tính được thiết kế đặc biệt để hoạt động đáng tin cậy trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt – chẳng hạn như nhiệt độ khắc nghiệt, điều kiện ẩm ướt, khô hoặc bụi.
PLC được sử dụng để tự động hóa các quy trình công nghiệp như dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất, nhà máy chế biến quặng hoặc nhà máy xử lý nước thải.
Lập trình PLC là gì
Hầu hết các PLC ngày nay sử dụng một trong 5 ngôn ngữ lập trình sau: Sơ đồ bậc thang, Văn bản có cấu trúc, Sơ đồ khối chức năng, Danh sách lệnh, hoặc Biểu đồ chức năng tuần tự.
Lập trình PLC là cách sử dụng các ngôn ngữ trên để tạo ra các hiệu lệnh để PLC có thể nhận tín hiệu vào và điều khiển tín hiệu ra theo ý tưởng của người sử dụng.
Các loại PLC phổ biến
Các loại PLC phổ biến nhất trong thực tế, từ trong việc giảng dạy học tập cho đến các ứng dụng trong ngành sản xuất công nghiệp, chúng ta có thể đã từng sử dụng qua những thiết bị PLC này rồi. Cụ thể là:
PLC S7 200
PLC S7 200 là dòng PLC có tuổi đời khá cao của hãng Siemens, chúng thuộc dòng Micro Programmable Logic Controller. Chúng có các tính năng như:
-
- Kích thước nhỏ gọn
- Cổng in/out đủ dùng cho nhiều ứng dụng
- Khả năng kết nối với HMI, PC rất tốt
- Kết nối mạng
- Rất phổ biến trong giáo dục và dạy nghề nên các kỹ thuật viên trẻ dễ nắm bắt sử dụng
- Có module mở rộng
PLC S7 300
PLC S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung. Chúng ra đời sau S7 200 với một số tính năng được bổ sung và có CPU mạnh mẽ hơn. Vì thế chúng phù hợ với nhiều ứng dụng hơn dòng S7-200.
Các ứng dụng tiêu biểu như: điều khiển băng tải, điều khiển cánh tay robot, các dây chuyền đóng gói, phân loại sản phẩm, điều khiển máy bơm trong các hệ thống chiết rót, xử lý nước…
PLC S7 1200
PLC S7-1200 ra đời năm 2009, là phiên bản tiếp theo dùng để thay thế cho dòng PLC S7-200. Là phiên bản kế thừa, cho nên PLC S7 1200 vừa có những đặc trưng của PLC S7 200 mà còn có những cải tiến đáng kể như:
-
- S7-1200 có thiết kế nhỏ gọn
- Chi phí đầu tư thấp
- Bổ sung tệp lệnh mạnh mẽ
- Bổ sung cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
PLC Omron
PLC Omron đến Việt Nam cũng khá lâu, từ những năm 1995. Chúng là dòng PLC đến từ Nhật Bản. Chính vì thế độ phủ của dòng PLC này tại các trường học, các nhà máy sản xuất cũng rất lớn. Phổ biến nhất là các model như: ZEN series, N Series, C series… Với các ứng dụng tiêu biểu trong ngành y tế và sản xuất công nghiệp, chúng tương thích tốt với các thiết bị khác như HMI, Servo, motor, biến tần, hệ thống Scada…
PLC Delta
PLC Delta có xuất xứ từ Taiwan, cũng là một thương hiệu được sử dụng nhiều tại Việt Nam vì giá rẻ. Chúng thường đi theo dây chuyền sản xuất nhập về từ Đài Loan Trung Quốc. Với thế mạnh về giá rẻ, đa dạng model sản phẩm phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Một số đặc điểm nổi bật của dòng PLC Delta như:
-
- Giá thành rẻ
- Chất lượng tốt
- Nhiều option tích hợp. Ví dụ như có đến 2 cổng truyền thông trên cùng một PLC
- Tính hợp bộ đếm tốc độ cao
- Cổng phát xung
- Cổng nhận tín hiệu loadcell, cảm biến nhiệt độ…
- Phần mềm lập trình miễn phí sử dụng
Ưu điểm của PLC
Những ưu điểm khi sử dụng bộ điều khiển PLC:
-
- Không cần đấu dây cho sơ đồ điều khiển logic như kiểu dùng rơle.
- Có độ linh động rất cao, chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển để phù hợp với yêu cầu ứng dụng.
- Chiếm vị trí không gian nhỏ trong hệ thống.
- Có nhiều chức năng điều khiển khác nhau.
- Tốc độ xử lý cao, công suất tiêu thụ nhỏ.
- Không cần quan tâm nhiều về vấn đề lắp đặt.
- Có khả năng mở rộng số lượng đầu vào/ra khi nối thêm các module vào/ra chức năng.
- Giá thành có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Ứng dụng của PLC
Các ứng dụng thường thấy của PLC trong sản xuất công nghiệp như là:
-
- Ứng dụng PLC đo tuổi thọ dao cắt
- Ứng dụng PLC cho hệ thống chiết rót
- Ứng dụng PLC cho hệ thống trạm trộn bê tông
- Ứng dụng PLC vào hệ thống điều khiển thang máy
- Ứng dụng công nghệ PLC trong đo đếm điện năng
- Ứng dụng của PLC Siemens điều khiển áp suất trên đường ống
- Ứng dụng PLC điều khiển hệ thống bơm ly tâm xử lý nước…
Thái Khương đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về PLC là gì, cũng như giới thiệu đến bạn các PLC đang phổ biến trên thị trường. Các bạn có nhu cầu thiết kế hệ thống điều khiển bơm dùng PLC hay cần cung cấp các dòng bơm công nghiệp chất lượng cao, thì hãy liên hệ ngay với Thái Khương để nhận được chính sách giá tốt nhé!