Ưu Điểm Nổi Bật Của Bơm Trục Đứng Là Gì?

Nói đến bơm ly tâm, chúng ta thường để ý đến hai dòng bơm, đó chính là bơm trục đứng và bơm trục ngang. Với dòng bơm trục ngang thì quá đỗi quen thuộc với chúng ta rồi. Chúng được thấy khá nhiều trong các ứng dụng dân dụng. Vậy với bơm trục đứng thì thế nào? Chúng có phổ biến như thế không?

Bài viết này, Thái Khương sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng máy bơm trục đứng. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Máy bơm trục đứng
Máy bơm trục đứng

Máy bơm trục đứng là gì

Máy bơm trục đứng là tên gọi chung cho nhiều dạng bơm có thiết kế theo kiểu trục đứng. Bơm thường được chế tạo theo các tiêu chuẩn ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế), ASME (Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ) và API (Viện Dầu khí Hoa Kỳ) để chứng nhận độ hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Dòng bơm này có nhiều kích cỡ khác nhau, loại vật liệu cấu tạo cũng như cơ chế thủy lực. Do đó, bơm trục đứng có nhiều chức năng đa dạng, phù hợp cho các ứng dụng khác nhau với những đặc tính riêng biệt. Nhưng phổ biến và được tin dùng nhiều nhất vẫn là dòng bơm trục đứng đa tầng cánh.

Máy bơm trục đứng có mấy loại?

Máy bơm trục đứng thuộc dòng bơm ly tâm như các bạn đã biết. Và chúng ta có thể tạm chia dòng bơm ly tâm trục đứng này thành hai dạng phổ biến, đó là:

    • Bơm trục đứng đa tầng cánh
    • Bơm trục đứng đơn tầng cánh

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại dòng máy bơm ly tâm trục đứng này theo ứng dụng của chúng. Ví dụ như:

    • Bơm cứu hoả trục đứng
    • Bơm bùn trục đứng
    • Bơm bù áp trục đứng
    • Bơm nước trục đứng
    • Bơm hoá chất trục đứng
    • Bơm trục đứng công suất lớn…

Máy bơm trục đứng đa tầng cánh

Máy bơm ly tâm trục đứng đa tầng cánh là một phân loại khác của dòng máy bơm trục đứng. Chúng có khác biệt về cánh bơm hoạt động. Cụ thể là dòng bơm này sẽ có cấu tạo cánh bơm nhiều tầng.

Mục đích của cấu tạo này giúp chúng có thể ứng dụng tốt cho các ứng dụng cụ thể như bơm giếng khoan. Bơm lưu lượng lớn, áp suất lớn…

Đặc tính máy bơm ly tâm trục đứng

Bơm trục đứng đa tầng cánh mang trong mình những đặc tính nổi trội như:

    • Chỉ số NPSH thấp
    • Có công suất cao
    • Hiệu quả làm việc được đánh giá cao
    • Hoạt động ổn định, mang đến độ tin cậy cao

Chính vì thế mà trong thực tế, chúng được sử dụng nhiều trong nhiều khâu xử lý lưu chất dùng trong sản xuất công nghiệp, cũng như là trong dân dụng tại các hệ thống phòng cháy chữa cháy và nông nghiệp trong các hệ thống cung cấp nước tưới tiêu…

Cấu tạo bơm ly tâm trục đứng

Cấu tạo bơm trục đứng
Cấu tạo bơm trục đứng

Giống như tên gọi, máy bơm trục đứng có cấu tạo theo phương thẳng đứng. Chúng thường chiếm ít không gian lắp đặt. Về cấu tạo của dòng bơm trục đứng trong thực tế bao gồm các bộ phận chính như:

    • Buồng máy bơm: thường làm từ chất liệu inox hoặc gang tuỳ thuộc vào lưu chất cần bơm
    • Cốt bơm (trục bơm): là bộ phận kết nối bánh công tác với động cơ truyền động
    • Cánh máy bơm: được thiết kế đa tầng cánh, mỗi loại máy bơm sẽ có số lượng và kích thước khác nhau. Cánh bơm thường được làm bằng gang, đồng, inox,…
    • Động cơ truyền động: là động cơ điện, bộ phận truyền động năng cho bánh công tác hoạt động tạo thế năng để đẩy lưu chất đi.
    • Đầu ra – đầu vào: được lắp đặt với đường ống hút và ống xả.
    • Rọ bơm: hay còn gọi là lupe hay van chân, là bộ phận không thể thiếu đối với dòng bơm ly tâm. Chúng được sử dụng trong trường hợp bơm hút nước từ bể chứa thấp hơn vị trí đặt bơm (hay còn gọi là hút âm)

Về thiết kế, động cơ của bơm trục đứng nằm ở trên cao nhất, sau đó đến buồng bơm. Bên trong chứa bánh công tác có cánh bơm dạng đơn tầng hoặc đa tầng cánh, được kết nối với động cơ thông qua trục bơm. Phần dưới cùng là cổng hút, tuỳ vào ứng dụng mà có hoặc không có bộ phận chống rác xâm nhập buồng bơm.

Nguyên lý hoạt động của bơm trục đứng

Bơm sử dụng động cơ diesel hoặc động cơ điện để hoạt động. Có thể sử dụng nhiều cánh quạt như cánh cắt, cánh xoáy, cánh hở tùy vào mục đích và các yêu cầu cột áp.

Về cách vận hành, đầu tiên nước hoặc chất lỏng được hút vào từ cổng hút. Sau đó chất lỏng di chuyển vào buồng bơm và được cánh bơm gia tốc lưu lượng dòng chảy. Tiếp theo chất lỏng từ cánh bơm được đưa vào bộ phận bát bơm để khuếch tán và chuyển hóa sao cho thành mức cột áp phù hợp tại đầu ra.

Ngoài ra, nước hoặc chất lỏng từ bộ phận bát bơm cũng có thể cung cấp thêm cho các cánh bơm phụ được đặt ở vị trí ngay phía trên bát bơm. Bơm sẽ tiến hành thêm một chu trình bơm tương tự như trên đã đề cập. Đây là phương pháp thường được áp dụng với những giếng khoan có độ sâu và khoảng cách bơm từ miệng giếng đến nơi chứa tương đối xa.

Phần trục xoay trong cột bơm có thể được trang bị thêm bằng các ống lót trục. Ống lót trục là bộ phận được lắp đặt trong cột bơm và được bôi trơn bằng dòng nước hoặc chất lỏng chảy qua chúng.

Các loại bơm trục đứng
Các loại bơm trục đứng

Phần đầu xả của bơm thì được lắp đặt trên cùng cho phép người dùng có thể điều chỉnh dòng chảy theo nhiều hướng của đường ống xả. Thông thường trên cùng của bơm sẽ là phần động cơ AC được lắp thẳng đứng.

Ưu nhược điểm của bơm trục đứng

Một vài đánh giá về ưu nhược điểm của dòng máy bơm trục đứng, mà chúng ta có thể tham khảo như sau:

Ưu điểm bơm trục đứng

    • Khả năng lắp đặt ở những vị trí có không gian hạn chế
    • Phù hợp với các ứng dụng đo có áp lực cao trong đường ống
    • Phù hợp làm việc với lưu chất có nhiệt độ cao
    • Thiết lập cánh bơm để tăng chỉ số NPSHA
    • Động cơ máy luôn khô, không ẩm ướt, tản nhiệt tốt.
    • Máy có khả năng bơm mồi cao, có phớt làm kín giúp bảo vệ chất bơm trong quá trình bơm.
    • Cánh bơm được đặt dưới đáy bơm giúp cho cánh bơm quay khi trục quay hoạt động.
    • Khi máy sử dụng bơm các loại chất lỏng có tính ăn mòn, ở nhiệt độ cao hay bơm hóa chất thì hiệu quả làm việc của trục bơm đứng rất cao.
    • Ngoài ra, máy bơm trục đứng là loại máy có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các loại máy bơm khác để tạo thành hệ bơm, cụm bơm với hiệu suất cao, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Nhược điểm bơm trục đứng

    • Việc bảo trì bảo dưỡng có phần khó khăn hơn
    • Yêu cầu truyền động phức tạp hơn
    • Khó cân bằng lực đẩy trục thuỷ lực trong ứng dụng có áp suất hút cao
    • Phốt cơ khí hay hư hỏng

Cách chọn nhanh máy bơm ly tâm trục đứng

Để chọn nhanh máy bơm ly tâm trục đứng, thì các bạn cần phải nắm được các thông số cơ bản để làm dữ liệu đầu vào trên các phần mềm chọn bơm của hãng. Hoặc là thông tin cơ sở cho các bạn tư vấn dễ dàng phân tích chọn đúng dòng bơm trục đứng cho nhu cầu của bạn. Các thông số này bao gồm:

    • Nguồn điện hiện có
    • Kích thước đường ống có sẵn hoặc dự kiến
    • Lưu lượng cần đạt
    • Cột áp muốn có
    • Loại lưu chất gì
    • Nhiệt độ của lưu chất như thế nào?

Với những thông số này được liệt kê chi tiết, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn được một máy bơm trục đứng phù hợp.

Các lưu ý khi sử dụng bơm ly tâm trục đứng

Với dòng bơm ly tâm trục đứng có một só đặc điểm khác biệt mà chúng ta cần lưu ý khi lắp đặt sử dụng là:

    • Do bơm trục đứng thường có cổng hút và xả trên cùng 1 đường nên cần phân biệt chiều lắp đặt
    • Đấu nối nguồn cần kiểm tra chiều quay để bơm hoạt động đúng
    • Vị trí lắp đặt có thể tiết kiệm diện tích nhưng cần bằng phẳng, cân bằng cho bơm
    • Cần có các thiết bị phụ kiện trên đường ống để giám sát bơm vận hành như các van chân, van khoá, cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất, đồng hồ đo lưu lượng…

Hy vọng với các lưu ý này, sẽ giúp bạn vận hành máy bơm trục đứng thật tốt và bền bỉ, giúp tăng hiệu suất của hệ thống sản xuất.

Ứng dụng bơm trục đứng

Các máy bơm này chủ yếu được sử dụng ở những nơi không thể sử dụng máy bơm chìm do các lý do như lưu lượng nước trên phạm vi hoạt động của máy bơm thông thường;

    • Bơm ly tâm trục đứng dùng cung cấp nước chữa cháy cho các nhà máy công nghiệp
    • Bơm nước cho tháp tản nhiệt
    • Sử dụng trong các giếng khoan để cung cấp nước cho nông nghiệp
    • Dùng trong các nhà máy hoá dầu, lọc dầu và sản xuất, phân phối dầu thô
    • Máy bơm trục đứng được thiết kế để sử dụng trong các ứng dụng bơm công nghiệp để bơm chất lỏng sạch hoặc bị ô nhiễm nhẹ, bùn dạng sợi và chất lỏng có chứa chất rắn lớn từ các bể chứa sâu
    • Bơm được nước ở nhiệt độ cao từ 80º – 100ºC
    • Bơm nước lên bể chứa, bồn chứa tại các tòa nhà cao tầng, chung cư
    • Sử dụng để bơm nước từ sông, hồ chứa…
Ứng dụng bơm trục đứng
Ứng dụng bơm trục đứng

Giá máy bơm trục đứng

Máy bơm trục đứng được sử dụng trong nhiều ứng dụng, nhất là các giếng khoan thì luôn luôn sử dụng bơm trục đứng để hút nước ngầm.

Chính vì thế mà trên thị trường dòng bơm trục đứng rất phổ biến. Chúng đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và xuất xứ khác nhau. Ngay cả những anh thợ điện cơ cũng có khả năng chế tạo nên một con bơm trục đứng để bơm giếng khoan.

Do đó, tuỳ vào ứng dụng của các bạn, mà có thể đầu tư một con bơm trục đứng có nguồn gốc EU hay là hàng chợ. Nhưng tiền nào của đó, để đảm bảo máy bơm hoạt động ổn định lâu dài. Và nhất là với ngành công nghiệp, thì việc sử dụng các dòng bơm chính hãng xuất xứ EU góp phần đem đến hiệu suất làm việc của nhà máy ổn định và chất lượng hơn.

Thương hiệu bơm ly tâm trục đứng nào tốt nhất hiện nay?

Qua quá trình làm việc và cung ứng các dòng bơm trục đứng đến thị trường Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng Châu Âu như: Caprari (Italy), Salvatore Robuschi (Italy), Pentax (Italy), Gemmecotti (Italy), DP Pumps (Hy Lạp), …

Theo đánh giá của người tiêu dùng hiện nay, dòng máy bơm ly tâm trục đứng thương hiệu Caprari, Salvatore Robuschi do Italia sản xuất và DP Pumps do Hy Lạp sản xuất là dòng máy được đánh giá là tốt nhất. Vì chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

    • Thiết kế nhỏ gọn dễ di chuyển
    • Dễ tháo lắp khi bảo trì, sửa chữa
    • Động cơ máy vận hành êm ái
    • Máy chạy bền
    • Tiết kiệm điện và sở hữu nhiều tính năng ưu việt khác

Nếu vẫn chưa thấy hài lòng với bài viết, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Thái Khương để được tư vấn chọn lựa máy bơm trục đứng phù hợp với nhu cầu của các bạn nhé!

Thái Khương không làm bạn thất vọng với những cam kết về dịch vụ và hậu mãi chu đáo!

1 thoughts on “Ưu Điểm Nổi Bật Của Bơm Trục Đứng Là Gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *